Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

QUYẾT ĐỊNH 252

74 CÔNG BÁO/Số 251 + 252/Ngày 12-03-2012
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN VĂN BẢN KHÁC 
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
                       Số: 252/QĐ-TTg                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                                                                     Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2012 

QUYẾT ĐỊNH 
Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; 
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70 ngày 12 tháng 7 năm 2006 và Luật Chứng 
khoán sửa đổi số 62 ngày 24 tháng 11 năm 2010; 
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, 
QUYẾT ĐỊNH: 
Điều 1.Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai 
đoạn 2011 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau: 
1. Quan điểm phát triển: 
a) Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện phát 
triển  kinh  tế  -  xã  hội  của  đất  nước,  hình  thành  một hệ  thống  thị  trường  chứng 
khoán đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước. 
b) Phát triển, mở rộng thị trường chứng khoán có tổchức, thu hẹp thị trường tự 
do đồng thời đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và sự an toàn của thị trường, 
từng bước tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. 
c) Phát triển thị trường chứng khoán theo hướng gắnkết với việc cải cách, sắp 
xếp khu vực doanh nghiệp nhà nước, tạo động lực chocác doanh nghiệp, các thành 
phần kinh tế cả về năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp. 
d) Nhà nước thực hiện quản lý bằng công cụ pháp luật, có các chính sách hỗ 
trợ, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, vững chắc; phát 
huy vai trò của các tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm  bảo đảm quyền, lợi ích hợp 
pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. 
CÔNG BÁO/Số 251 + 252/Ngày 12-03-2012 75
2. Mục tiêu: 
a) Mục tiêu tổng quát 
- Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh 
với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu;tăng quy mô và chất lượng 
hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảmbảo thị trường hoạt động 
hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền 
kinh tế. 
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩnvà thông lệ quản trị công 
ty, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của 
nhà đầu tư và lòng tin của thị trường. 
- Chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước tiếp cận với các 
chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. 
b) Mục tiêu cụ thể 
- Tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán. 
+  Phấn  đấu  đưa  tổng  giá  trị  vốn  hóa  thị  trường  cổ  phiếu  vào  năm  2020  đạt 
khoảng 70% GDP; đưa thị trường trái phiếu trở thànhmột kênh huy động và phân 
bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế; 
+  Đa  dạng  hóa  cơ  sở  nhà  đầu  tư,  phát  triển  hệ  thống nhà  đầu  tư  tổ  chức, 
khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn, đào tạo nhàđầu tư cá nhân. 
- Tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán: 
+ Tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường chứng khoán theo hướng cả nước chỉ 
có 01 Sở giao dịch chứng khoán và từng bước cổ phầnhóa Sở Giao dịch chứng 
khoán để bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao 
năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trường; 
+ Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm 
nghiệp vụ của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán; từng 
bước kết nối với các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán 
trong khu vực Asean. 
-  Nâng cao sức  cạnh  tranh  của  các  định chế trung  gian  thị  trường và  các  tổ 
chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các công ty chứng khoán, từng bước tăng quy 
mô, tiềm lực tài chính của công ty chứng khoán, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp 
vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trường cho các trung gian tài 
chính nước ngoài phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh đối với các tổ 
chức trong nước. 
- Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra  và cưỡng chế thực thi của 
cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở cho phép Ủy banChứng khoán Nhà nước có 
đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý,giám sát, thanh tra và cưỡng 
chế thực thi. 
76 CÔNG BÁO/Số 251 + 252/Ngày 12-03-2012
- Tham gia chương trình liên kết thị trường khu vựcASEAN và thế giới theo 
lộ trình phát triển và đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao khả năng cạnh 
tranh, khả năng hạn chế rủi ro, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa 
thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên 
thế giới. Tham gia hợp tác quốc tế đa phương giữa Ủy ban Chứng khoán các nước 
trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ đa phương của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban 
Chứng khoán (IOSCO). 
3. Các giải pháp thực hiện 
a) Hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý, giám sát 
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán số 
70 năm 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán số 62 năm 2010 để thực 
thi trong giai đoạn 2011 - 2015. 
- Xây dựng và trình Quốc hội vào năm 2015 ban hành  Luật Chứng khoán mới 
(thay thế cho Luật Chứng khoán hiện hành) với phạm  vi điều chỉnh rộng hơn, tiếp 
cận gần hơn với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, điều chỉnh đồng bộ hoạt động 
chứng khoán trong mối liên kết với các khu vực dịchvụ của thị trường tài chính. 
Luật Chứng khoán mới được xây dựng trên cơ sở đồng bộ, thống nhất với các Luật 
liên quan. 
b) Tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung 
- Áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về côngbố thông tin, quản trị 
công ty và xây dựng cơ chế bảo vệ nhà đầu tư nhỏ, cụ thể: 
+ Xây dựng cơ chế công bố thông tin của công ty đạichúng dựa trên quy mô 
vốn và tính đại chúng; 
+ Từng bước hoàn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế 
toán  quốc  tế  (IAS),  chuẩn  mực  báo  cáo  tài  chính  quốc tế  (IFRS)  và  chuẩn  mực 
kiểm toán đối với công ty đại chúng. 
+ Hướng dẫn doanh nghiệp từng bước áp dụng thông lệquốc tế về quản trị công 
ty và quản trị rủi ro; xây dựng các quy định và chếtài bảo vệ nhà đầu tư thiểu số. 
- Chuẩn hóa các quy định về chào bán chứng khoán racông chúng theo thông 
lệ quốc tế, cụ thể: 
+ Từng bước đơn giản hóa thủ tục đăng ký chào bán chứng khoán bằng cách 
chuyển  từ  cơ  chế  thẩm  định  điều  kiện  chào  bán  sang  cơ  chế  chào  bán  dựa  trên 
công bố thông tin đầy đủ; 
+ Tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động chào bán chứng 
khoán và các chế tài xử lý phù hợp; 
+ Đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán được chào bán ra công chúng, như 
trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm quyền mua, các sản phẩm liên kết đầu tư và 
các sản phẩm cơ cấu. 
CÔNG BÁO/Số 251 + 252/Ngày 12-03-2012 77
- Cải tiến phương thức định giá và chào bán cổ phiếu của doanh nghiệp nhà 
nước cổ phần hóa gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán, cụ thể: 
+ Áp dụng phương pháp dựng sổ (book building) cho các tổ chức chào mua 
chuyên nghiệp đồng thời với phương thức đấu giá cổ phần hóa; 
+ Nâng cao chất lượng tư vấn cổ phần hóa và minh bạch trong quá trình cổ 
phần  doanh  nghiệp,  thực  hiện  đấu  giá  cổ  phần  hóa  thông  qua  chào  bán  ra  công 
chúng với niêm yết, giao dịch trên thị trường tập trung. 
-  Hoàn  thiện  và  phát  triển  thị  trường  trái  phiếu  Chính  phủ,  trái  phiếu  chính 
quyền địa phương, trái phiếu công ty trên cơ sở gắnkết giữa thị trường chào bán sơ 
cấp  với  thị  trường  giao  dịch  thứ  cấp;  từng  bước  xây dựng  đường  cong  lợi  suất 
chuẩn cho thị trường trái phiếu, cụ thể: 
+ Hoàn thiện các văn bản pháp lý hướng dẫn Luật Quản lý nợ công nhằm kiểm 
soát việc vay, trả nợ và quản lý nợ công minh bạch và có tính dự báo; 
+ Hoàn thiện phương thức và hình thức phát hành trái phiếu với các kỳ hạn và 
thời gian đáo hạn hợp lý; xây dựng lịch biểu phát hành trái phiếu Chính phủ theo 
lô lớn phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn của Chính phủ; 
+ Xây dựng hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp và tạo lập cơ chế 
liên kết giữa các thành viên thị trường sơ cấp với thành viên thị trường thứ cấp trái 
phiếu, từng bước hình thành các nhà tạo lập thị trường trái phiếu; 
+ Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức như quỹ bảo  hiểm, quỹ hưu trí để trở 
thành  nhà  đầu  tư  chính  trên  thị  trường  chứng  khoán, giảm  bớt  tỷ  trọng  của  các 
ngân hàng thương mại. 
- Phát triển thị trường trái phiếu công ty, trên cơsở: 
+ Thực hiện cơ chế cấp giấy chứng nhận đăng ký pháthành trước cho hoạt 
động phát hành trái phiếu công ty, từng bước tiến tới việc thực hiện đăng ký phát 
hành trên cơ sở công bố đầy đủ thông tin; 
+ Đa dạng hóa các loại hình trái phiếu, như trái phiếu được bảo đảm bằng tài 
sản, được bảo đảm thanh toán, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền; 
từng bước xây dựng cơ chế nghiệp vụ chứng khoán hóatài sản; 
+ Phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm, trước hết là tổ chức định mức tín 
nhiệm cổ phần có tham gia vốn của đối tác nước ngoài có uy tín trong lĩnh vực 
định mức tín nhiệm. 
-  Xây  dựng  và  phát triển  thị  trường  chứng  khoán phái  sinh được  chuẩn hóa 
theo hướng phát triển với các công cụ từ đơn giản đến phức tạp; về dài hạn cần 
thống nhất hoạt động thị trường phái sinh có công cụ gốc là chứng khoán, hàng 
hóa, tiền tệ; 
c) Giải pháp phát triển và đa dạng hóa các loại hình nhà đầu tư, cải thiện chất 
lượng cầu đầu tư nhằm hướng tới cầu đầu tư bền vững
- Phát triển và đa dạng hóa các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, 
khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư khác tham  gia thị trường chứng khoán, 
trên cơ sở: 
78 CÔNG BÁO/Số 251 + 252/Ngày 12-03-2012
+ Xây dựng khuôn khổ pháp luật và chính sách tài chính thích hợp để tạo điều 
kiện hình thành và phát triển các tổ chức đầu tư, như: Quỹ bất động sản; quỹ đầu 
tư chỉ số; quỹ bảo hiểm liên kết; quỹ hưu trí tự nguyện và một số loại hình quỹ đầu 
tư khác; 
+ Xây dựng cơ chế kết nối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn thông qua 
việc cho phép các công ty quản lý quỹ kết hợp với các ngân hàng thương mại thiết 
kế các sản phẩm tài chính để nhà đầu tư có thể vay nợ thông qua việc thế chấp các 
chứng chỉ quỹ; phát triển các hình thức tiết kiệm liên kết đầu tư. 
- Xây dựng cơ chế thu hút nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư dài hạn: 
+ Khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài đầu tư dàihạn vào Việt Nam phù 
hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thông  qua chính sách tài chính ưu 
đãi (thuế và phí) và đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tư; 
+ Tăng cường quản lý, giám sát, tăng cường tính công khai, minh bạch chế độ 
báo cáo, thống kê các hoạt động lưu chuyển vốn đầu  tư gián tiếp nước ngoài tại 
Việt Nam. Xây dựng các phương án để có thể chủ độngxử lý, ứng xử khi dòng 
vốn có sự đảo chiều; 
- Phát triển nhà đầu tư cá nhân gắn với đào tạo, tập huấn phổ cập kiến thức và 
thông tin tuyên truyền. 
d) Giải pháp phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian 
thị trường, phát triển các Hiệp hội, tổ chức phụ trợ thị trường chứng khoán. 
- Đối với công ty chứng khoán 
+ Nâng cao năng lực tài chính, phát triển các hoạt động nghiệp vụ theo hướng 
chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa các hoạt động kinh  doanh chứng khoán theo các 
chuẩn mực và thông lệ quốc tế; 
+ Tăng cường quản trị công ty và quản trị rủi ro dựa trên các chỉ tiêu an toàn tài 
chính đối với công ty chứng khoán phù hợp với các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế; 
+ Sắp xếp lại hệ thống các tổ chức kinh doanh chứngkhoán theo hướng thúc 
đẩy việc hợp nhất, sáp nhập hoặc giải thể các tổ chức yếu kém để tăng quy mô hoạt 
động, giảm số lượng công ty cho phù hợp với sự pháttriển của thị trường; từng 
bước phát triển các tổ chức kinh doanh chứng khoán  theo mô hình kinh doanh đa 
năng và chuyên doanh, trên cơ sở đó nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ chứng 
khoán ra các thị trường khu vực; 
+ Nâng cao chất lượng nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán thông 
qua chuẩn hóa các chương trình đào tạo hành nghề kinh doanh chứng khoán theo 
các  chuẩn  mực  cao  nhất  và  từng  bước  mở  cửa  cho  các  tổ  chức  đào  tạo  chứng 
khoán nước ngoài có uy tín. 
- Đối với công ty quản lý quỹ 
+ Tạo điều kiện, khuyến khích việc tái cơ cấu hệ thống các công ty quản lý quỹ 
theo hướng chuyên nghiệp. Áp dụng các quy định bảo  đảm an toàn tài chính và 
vốn khả dụng đối với các công ty quản lý quỹ. 
CÔNG BÁO/Số 251 + 252/Ngày 12-03-2012 79
+ Khuyến khích các công ty quản lý quỹ huy động và quản lý các loại hình quỹ 
đầu tư đa dạng trong và ngoài nước, các sản phẩm liên kết đầu tư, nhằm nâng cao 
khả năng cạnh tranh của các công ty quản lý quỹ. 
-  Tăng  cường  công  tác  quản lý,  giám  sát  việc  tuân thủ luật pháp  của các  tổ 
chức kinh doanh chứng khoán, giám sát chặt chẽ việcdịch chuyển luồng vốn giữa 
lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất độngsản, tăng cường công tác 
kiểm tra, soát xét báo cáo tài chính nhằm kiểm soátđộ an toàn tài chính của các tổ 
chức kinh doanh chứng khoán. 
- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ đăng ký, lưu ký và thanh toán 
chứng khoán trên cơ sở: 
+ Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán, hỗ trợ hoạt động 
đầu tư của nhà đầu tư chứng khoán; 
+ Tổ chức thực hiện thanh toán bù trừ song phương, đa phương cho các chứng 
khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh theo hướng rútngắn quy trình, thời gian 
thanh toán chứng khoán; 
+ Triển khai mô hình thanh toán, bù trừ đối tác trung tâm (CCP); 
+ Cải tiến công tác thanh toán giao dịch chứng khoán theo mô hình hệ thống 
thanh toán tập trung qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 
- Tăng cường vai trò của các tổ chức Hiệp hội: Pháthuy vai trò tự quản của 
các tổ chức Hiệp hội ngành chứng khoán trong việc hỗ trợ cơ quan quản lý nhà 
nước trên  các lĩnh  vực  pháp lý, thể  chế, chính  sáchvà đào  tạo  nguồn nhân lực, 
giám sát sự tuân thủ quy định pháp luật của các thành viên Hiệp hội. 
đ) Giải pháp tái cấu trúc tổ chức thị trường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ 
tầng, công nghệ thông tin của thị trường, nâng cao  chất lượng hoạt động và giao 
dịch trên thị trường chứng khoán 
- Tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam, theo hướng: 
+ Tổ chức việc giao dịch chứng khoán theo hướng cả nước chỉ có 01 Sở Giao 
dịch chứng khoán; 
+ Phân định các khu vực thị trường: (i) thị trường cổ phiếu; (ii) thị trường trái 
phiếu và (iii) thị trường chứng khoán phái sinh; 
+ Liên kết giữa Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán 
để gắn kết mạnh hoạt động thanh toán, bù trừ và lưuký chứng khoán với hoạt động 
giao dịch chứng khoán. 
-  Hiện  đại  hóa  hệ  thống  cơ  sở  hạ  tầng  công  nghệ  thông  tin  của  thị  trường 
chứng khoán theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảokhả năng quản lý, giám sát 
thông qua hệ thống tự động đối với các hoạt động giao dịch, thanh toán, bù trừ và 
lưu ký chứng khoán: 
+ Hoàn chỉnh hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán để đi 
vào hoạt động trước năm 2015; 
80 CÔNG BÁO/Số 251 + 252/Ngày 12-03-2012
+ Xây dựng Kế hoạch phát triển hạ tầng công nghệ thông tin cho toàn ngành 
chứng khoán theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa các định dạng về thông tin, báo cáo, 
quy chuẩn kết nối cũng như định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin 
tại các Sở Giao dịch chứng khoán và các thành viên  thị trường, đáp ứng cho việc 
liên kết các Sở Giao dịch chứng khoán khu vực. 
e) Tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi 
- Củng cố tổ chức, chức năng của Ủy ban Chứng khoánNhà nước để đảm bảo 
đủ thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi tiếp 
cận được các chuẩn mực của IOSCO. 
- Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên hệ thống theo dõi thị trường, 
công  bố  thông  tin  và  báo  cáo  tự  động  tại  Ủy  ban  Chứng  khoán  Nhà  nước;  xây 
dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu chung cho toàn bộ thị trường để xử lý dữ liệu và 
cơ chế phân quyền truy cập dữ liệu xử lý. 
- Xây dựng Quy chế phối hợp quản lý, giám sát chặt chẽ giữa Bộ Tài chính với 
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, các Bộ, ngành liên  quan nhằm nâng cao tính 
minh bạch, công khai trong hoạt động của khu vực tài chính và phát huy hiệu quả 
quản lý nhà nước trên thị trường tài chính. 
- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giám  sát, thanh tra và cưỡng 
chế thực thi thông qua các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế. 
g) Tăng cường hợp tác quốc tế 
-  Tăng  cường  hợp  tác  quốc  tế  nhằm  hỗ  trợ  xây  dựng  chính  sách,  quản  lý  thị 
trường và đào tạo nhân lực cho thị trường chứng khoán; hợp tác và chia sẻ thông tin 
nhằm giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm các hành vi vi phạm xuyên biên giới. 
- Xây dựng cơ chế chính sách và quy định pháp lý nhằm triển khai thực hiện 
các cam kết WTO và các cam kết về hội nhập thị trường vốn khu vực ASEAN, 
ASEAN+, bảo đảm tính công khai, minh bạch và bình đẳng đối với các tổ chức, cá 
nhân trong và ngoài nước. 
- Triển khai thực hiện các chương trình hợp tác song phương với các cơ quan 
quản lý trong khuôn khổ các Biên bản ghi nhớ đã ký  kết; tham gia Biên bản ghi 
nhớ đa phương đầy đủ (Phụ lục A) trong khuôn khổ IOSCO khi Ủy ban Chứng 
khoán Nhà nước đáp ứng đủ các chuẩn mực quy định. 
h) Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và thôngtin tuyên truyền 
- Phát triển Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán thành 
đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo về chứng khoán; đẩy mạnh hợp 
tác với các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước trong hoạt 
động nghiên cứu, đào tạo kiến thức về thị trường vốn; cho phép các tổ chức đào 
tạo  nước  ngoài  có  uy  tín  thực  hiện  dịch  vụ  đào  tạo  chứng  khoán  tại  Việt  Nam. 
Công nhận các chứng chỉ chuyên môn cấp quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán. 
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức chứng khoán 
cho công chúng. 
CÔNG BÁO/Số 251 + 252/Ngày 12-03-2012 81
i) Kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật cho thị trường chứng khoán 
Nhà nước đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu cho Sở Giao dịch chứng 
khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Các tổ chức này hoạt động trên cơ sở tự 
chủ tài chính và tiến tới cổ phần hóa từng bước để thu hồi vốn nhà nước. 
Điều 2.Tổ chức thực hiện 
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ 
chủ yếu sau: 
a)  Chỉ  đạo  thực  hiện  các  chương  trình,  đề  án  của  Chiến  lược  phát  triển  thị 
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011- 2020. 
b)  Hướng  dẫn,  kiểm  tra,  giám  sát,  đánh  giá  tình  hình  thực  hiện  Chiến  lược, 
định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết (vào năm 2015) và 
tổng kết (vào năm 2020) việc thực hiện Chiến lược. 
c) Căn cứ các mục tiêu, định hướng chiến lược, xây  dựng ban hành hoặc trình 
cấp  có  thẩm  quyền  ban  hành  các  cơ  chế,  chính  sách  nhằm  phát  triển  thị  trường 
chứng khoán. 
d) Bố trí các nguồn vốn trong và ngoài nước để thựchiện Chiến lược. 
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan 
liên quan thực hiện: 
Căn cứ Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật, xây 
dựng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hànhcác văn bản pháp luật liên 
quan đến đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư giántiếp nước ngoài, cơ chế đăng 
ký kinh doanh để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật làm căn 
cứ cho nhà đầu tư thực hiện. 
3. Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên 
quan thực hiện: 
a) Quản lý nguồn cung tín dụng đầu tư chứng khoán theo phân loại rủi ro; phối 
hợp, trao đổi thông tin quản lý, giám sát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và sự lưu 
thông giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán. 
b) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế thanh  toán qua hệ thống ngân 
hàng đối với các giao dịch chứng khoán. 
4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện: 
Xây  dựng  và  hoàn  thiện  các  văn  bản  pháp  luật  liên  quan  đến  việc  xử  lý  vi 
phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán (Luật Dânsự, Luật Hình sự) và các 
văn bản pháp luật chứng khoán khác nhằm tạo hành lýpháp lý chặt chẽ, ngăn chặn 
cũng như xử lý thích đáng các hành vi vi phạm. 
5. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc điều tra, xử lý các 
hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán. 
6. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hoàn thiện tổ chức 
bộ máy quản lý nhà nước về chứng khoán, bảo đảm đủ biên chế cho cơ quan quản 
82 CÔNG BÁO/Số 251 + 252/Ngày 12-03-2012
lý, giám sát thị trường chứng khoán; hoàn thiện cácchế độ, chính sách đối với cán 
bộ ngành chứng khoán. 
7. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng 
và thực hiện kế hoạch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm 
nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về kiến thức chứng khoán nói chung và 
vai trò của thị trường chứng khoán trong việc phát  triển kinh tế xã hội; tránh đưa 
thông tin không chính xác, bất lợi cho nhà đầu tư và sự phát triển của thị trường 
chứng khoán. 
8. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, 
thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình 
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) trong 
việc  thực  hiện  Chiến  lược  này;  đảm  bảo  tính  thống  nhất,  đồng  bộ  phục  vụ  việc 
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương. 
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. 
Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan 
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung 
ương  và  Thủ  trưởng  các  cơ  quan  có  liên  quan  chịu  trách  nhiệm  thi  hành  Quyết 
định này./. 
                                                                                        THỦ TƯỚNG 
                                                                                        Nguyễn Tấn Dũng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét